Cam thảo bắc

200.000₫ Còn hàng

Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng.

CAM THẢO BẮC

Tên gọi khác

Cam thảo bắc còn có tên Quốc lão,

Cam thảo bắc sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây thực vật Cam thảo. Trướng quả Cam thảo ( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương.

Ở nước ta không có Cam thảo bắc nhưng có Cam thảo nam và Cam thảo dây hoặc cây Sóng rắn ( miền Nam) cũng gọi là cây Cam thảo, cần chú ý phân biệt.

CAM THẢO BẮC

Tính vị qui kinh của cam thảo bắc

Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.

Theo các sách thuốc cổ:

Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
Sách Danh y biệt lục: không độc.
Sách Trân châu nang: sống ngọt bình; chích ngọt ôn. Qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.

Qui kinh:

Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thái âm, thiếu âm kinh.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm tỳ.
Sách Bản thảo thông huyền: nhập Tỳ Vị.
Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế, túc thái âm tỳ kinh.

Thành phần chủ yếu của cam thảo bắc

Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.

Tác dụng của cam thảo bắc

A.Theo Y học cổ truyền:

Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.

Theo các Y văn cổ:

Sách Bản kinh: " chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, trưởng cơ nhục bội lực, kim sang thũng, giải độc".
Sách Danh y biệt lục: " ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược".
Sách Dược tính bản thảo: " dưỡng thận khí nội thương".
Sách Nhật hoa tử bản thảo : " an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn, kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí".
Sách Đồ kinh bản thảo: " Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết".
Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) nói về Cam thảo viết: "giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình".
Sách Bản thảo hội ngôn: " Cam thảo hòa trung ích khí, là thuốc bổ hư giải độc, kiện tỳ vị, điều âm dương, hòa dinh vệ".
Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: " Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng giải độc: thuốc có tác dụng giải độc đối với nhiều loại như: cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin., các loại barbituric, histamin. Tam hảo Anh phu báo cáo muối kali và calci của acid glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá lợ, rắn, hiện tượng choáng. Cửu bảo Mộc hiến và Tinh kỳ Hòa tử ( Nhật bản 1954) đã báo cáo chất glycyrizin có khả năng giải độc do strychnin. Các tác giả khác còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glycyrizin ra thành acid glycuronic. Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung hoa Y học tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván. Chất Glycyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetrachloride. Chất Glycyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo không có tác dụng giải độc với Atropin, Morphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin và Adrenalin.
Tác dụng chỉ khát hóa đờm: Tác dụng chỉ khát có liên quan đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đờm.
Tác dụng như loại corticoit: Cam thảo có tác dụng giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp ( Tạp chí Y học Trung hoa 1956,42(8):770-773).
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chống lành.
Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa ( Dược học học báo 1963,10:688-698). Năm 1956,H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.
Tác dụng nội tiết tố dục tính: năm 1950, Christopher H. Costello ( J.Amer Pharmaceut. ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.
Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và acid glycuronic trong ống nghiệm có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn coli, amip và trùng roi. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm. Thành phần kháng viêm chủ yếu là glycyricin và acid glycuronic. Và trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng histamin và làm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích.
Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt. Nếu chuột ở trạng thái bị kích thích ( lạnh, nóng, đói) tức là sức chống đỡ của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào, còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Nói lên tác dụng bổ của Cam thảo chỉ khi nào cơ thể suy nhược, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là Lx ( là Glucoprotein khác với Acid glycuronic) tiêm vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể ức chế tác dụng miễn dịch.
Glycyricin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.
Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.
Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân glycyricin có tác dụng dung huyết.

Ứng dụng lâm sàng của cam thảo bắc

1.Cam thảo bắc được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y: 

vì Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v..v.. hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống.

2. Cam thảo bắc trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như

trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí.: Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ khí thường dùng Chích Cam thảo.

3.Cam thảo bắc dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim)

dùng bài Chích Cam thảo thang ( Phục mạch thang):

Chích Cam thảo thang ( Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

4.Cam thảo bắc trị các chứng viêm nhiễm: 

ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm. dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.

5.Cam thảo bắc trị bệnh Addison: 

Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml ( có thể dùng 8 - 10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit ( Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an 1978,4:54).

6. Cam thảo bắc trị loét dạ day tá tràng:

Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt 90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960,3:226).
Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm ( Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% ( Thông báo Dược học 1987,3:150).

7.Cam thảo bắc trị lao phổi:

 mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi ( Y dược Giang tây 1965,1:562).

8.Cam thảo bắc trị viêm gan: 

Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan ( Thông báo Trung dược 1987,9:60).

9.Cam thảo bắc trị rối loạn nhịp tim: 

dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Trạch tả mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường ( Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983,2:24).

10.Cam thảo bắc trị lưng chân đau: 

Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng ( Tạp chí Trung y Triết giang 1980,2:60).

11.Cam thảo bắc trị cơ cẳng chân run giật: 

Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254 ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% ( Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960,4:354).

12.Cam thảo bắc trị xuất huyết tiểu cầu:

 Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các điểm xuất huyết lặn ( Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981,11:704).

13.Cam thảo bắc trị nhiễm độc thức ăn:

Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y 1985,2:34).
Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt ( Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng nhuệ Thương).

14.Cam thảo bắc trị đái nhạt: 

Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Anh Hồng, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959,12:1169).

15.Cam thảo bắc trị viêm họng mạn: 

Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca ( Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983,1:20).

16.Trị viêm tuyến vú: Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3 thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt ( Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976,2:58).

17.Cam thảo bắc trị viêm tắc tĩnh mạch:

 Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656).

18.Cam thảo bắc trị chứng nứt da:

 Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả ( Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân Y học 1974,1:45).

19.Một số bài thuốc khác có Cam thảo:

Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo bắc 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2 - 4 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.
Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử.
Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ngày uống 1 - 2 thìa con.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều: 4 - 12g, có khi dùng đến 50g, tùy mục đích sử dụng, dùng làm thuốc điều hòa lượng thường dùng ít, dùng để giải độc lượng phải nhiều.
Giải độc thanh nhiệt dùng Cam thảo sống, lúc bổ dùng chích Cam thảo.
Chú ý lúc dùng Cam thảo:

Cam thảo tiêu là phần ngọn của thân rễ Cam thảo có tác dụng liệu niệu, trị nhiệt lâm ( viêm niệu đạo cấp) hoặc do hỏa thịnh gây nên tiểu ít và đỏ, đau niệu đạo ( hành trung thống).
Những trường hợp sau, cần thận trọng lúc dùng Cam thảo: thấp thịnh ( bụng đầy nôn, phù trướng.), trường hợp lợi tiểu trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh không nên phối hợp Cam thảo.
Dùng Cam thảo với Hải tảo. Sách xưa có nói 2 vị thuốc tương phản tác dụng nhưng trong cổ phương cũng có phối hợp sử dụng như trong bài Hải tảo ngọc hổ thang ( Y tông kim giám) trị anh lựu Cam thảo và Hải tảo cùng dùng. Trên thực tiển hiện nay, dùng chung trị bệnh bướu giáp cũng thấy có phản ứng phụ.
Về vấn đề Cam toại , Đại kích, Nguyên hoa phản Cam thảo. Tỷ lệ Cam thảo càng cao, tác dụng tương phản càng mạnh, ngược lại nếu lượng Cam thảo ít thì không có tác dụng tương phản ( Theo bài nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản), Trên lâm sàng thường không nên dùng phối hợp.
Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam:

Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ.
Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo ( Scoparia dulcis L.). Có tài liệu Aán độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 - 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.

Hướng dẫn đặt hàng và thanh toán tại An Quốc Thái

* Cách 1: Đến trực tiếp cửa hàng An Quốc Thái

+ Các bạn đến địa chỉ :62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM

+ Thời gian cửa hàng mở cửa: 8:00 A.M -17:00 P.M - Tất cả các ngày trong tuần. Chủ nhật từ 8:00 A.M -11H:00 P.M

* ​Cách 2: Đặt hàng trực tuyến

Bước 1: Xem sản phẩm được cập nhật trên website An Quốc Thái

Bước 2: Chọn Mua hàng => Đặt hàng và thanh toán.

Bước 3: Tại bước này bạn có thể Đăng ký tài khoản mới (Nếu bạn muốn theo dõi tình trạng đăng hàng & những chương trình ưu đãi giành cho các thành viên)

Hoặc đặt hàng không cần tài khoản (Những bạn không có nhu cầu trên) => Điền đầy đủ thông tin email, họ & tên, điện thoại, địa chỉ, tỉnh/thành phố (các bạn cần điền chính xác những thông tin trên vì cửa hàng sẽ gọi đến và xác nhận thông tin, giúp cho các bạn nhanh chóng nhận được hàng trong thời gian ngắn)

Bước 4: Chọn hình thức thanh toán & hình thức vận chuyển (Cửa hàng gọi xác nhận thông tin sẽ báo giá ship cho các bạn)

Trong phần lời nhắn: Bạn có thể cung cấp những thông tin liên quan đến sản phẩm giúp cho cửa hàng giao hàng phù hợp với nhu cầu của bạn.

Cửa hàng xác nhận & gửi đơn hàng. Cửa hàng sẽ tiếp nhận thông tin và liên hệ với bạn trong thời gian ngắn nhất, chậm nhất là 24h để xác nhận thông tin.

Bước 5: Chúc các bạn mua sắm thật vui vẻ & thoải mái khi lựa chọn những món đồ ưa thích tại An Quốc Thái

Lưu ý: Đối với những bạn ở xa, KHÔNG CẦN CHUYỂN KHOẢN TRƯỚC - Nhà thuốc sẽ giao hàng tận nhà và thu tiền thuốc

------------------------------------------------------------------------

CÂY THUỐC THIÊN NHIÊN
Nhà thuốc y học cổ truyền  An Quốc Thái
ĐC:: 62/1/28 Trương Công Định P14 Quận Tân Bình 
Tell: 0926456456(Viettel)

Website:   http://caythuocthiennhien.com

Chúng tôi là nhà cung cấp sỉ các mặt hàng dược liệu tới tất cả các tỉnh thành

* Cây thuốc thiên nhiên cần hợp tác với các đối tác là các cơ sở đông y, cơ sở thuốc nam thuốc bắc từ thiện, nhà thuốc y học cổ truyền, các công ty trà, công ty dược, bênh viện y học cổ truyền … chúng tôi có thể cung cấp với số lượng lớn, giá bán buôn.

* Phương châm của chúng tôi là lấy uy tín đặt lên hàng đầu, sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng tốt. Trong 1 tuần khi mua hàng  khách hàng có thể trả lại nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn như bị hư, hỏng, mốc, mọt.

*Hợp tác với chúng tôi, quý khách sẽ có sản phẩm tốt, và giá bán rẻ nhất thị trường.

Liên hệ với chúng tôi theo:

Cửa hàng thảo dược An Quốc Thái

Đc: 62/1/28 Trương Công Định P14 Quận Tân Bình

Chi nhánh:

Đc: Thôn 3 Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

Tell: 0926456456 Thắng

Email: duoclieu345@gmail.com

Rất vui vì được hợp tác với quý khách hàng. 

Chân thành cám ơn quý khách hàng đã ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua.

Lưu ý: Kết quả có thể da dạng tùy theo thể trạng và cơ chế tập luyện của mỗi người.

 

Công ty chúng tôi xin trân trọng thông báo 

Bạn có thể gọi đặt mua hàng vào thời gian ( 08h00 đến 18h ). Nếu ngoài thơi gian làm việc bạn có thể lưu số điện thoại của chúng tôi và gọi cho chúng tôi vào ngày hôm sau nhé. 

=> CAM KẾT: CHÚNG TÔI SẼ HOÀN LẠI 100% SỐ TIỀN NẾU SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Chi nhánh : 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM

0926456456

website: caythuocthiennhien.com

 

Quy trình trồng thảo dược tại công ty

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Sale

Không sẵn có

Hết hàng

Hotline: 0927 002 002